So sánh với xúc cảm Tình_cảm

Giống nhau

  • Đều do hiện thực khách quan tác động vào tác nhân mà có, đều biểu thị thái độ của con người đối với hiện thực. Ví dụ: Khi ta đứng trước 1 khung cảnh thiên nhiên đẹp, nhờ vào những giác quan mà ta cảm nhận được khung cảnh đẹp, thoáng mát, trong lành gây cho ta cảm xúc thích ngắm nhìn và hít thở không khí trong lành. Khung cảnh thiên nhiên là hiện thực khách quan tác động vào cá nhân.
  • Đều mang tính chất lịch sử xã hội. Ví dụ: Trước đây, học sinh rất kính trọng, lễ phép, khép nép trước thầy cô. Còn hiện nay, tình cảm dành cho thầy cô không được như trước, không còn sự kính trọng, lễ phép, mà còn có khi ngang hàng với mình, có thái độ vô lễ với thầy cô.
  • Đều mang đậm màu sắc cá nhân. Ví dụ: Mỗi người có mỗi cảm xúc, tình cảm khác nhau, không ai giống ai.

Khác nhau

Có 3 đặc điểm quan trọng để phân biệt tình cảm với cảm xúc đó là: Tính đối tượng, tính ổn định và tính nhận thức.

Tình cảmCảm xúc
Chỉ có ở con người.

Vd: cha mẹ nuôi con bằng tình yêu thương, lo lắng, che chở cho con suốt cuộc đời.

Có ở con người và động vật.

Ví dụ: động vật nuôi con bằng bản năng đến một thời gian nhất định sẽ tách con ra.

Là thuộc tính tâm lý.

Vd: tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc, yêu gia đình,...

Là quá trình tâm lý

Ví dụ: sự tức giận, sự ngạc nhiên, sự xấu hổ,…

Xuất hiện sauXuất hiện trước
Có tính chất ổn định và xác định, khó hình thành và khó mất đi.

Vd: tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Đâu phải mới sinh ra đứa con đã biết yêu cha mẹ, phải trải qua thời gian dài được cha mẹ chăm sóc thì đứa con mới hình thành tình cảm với cha mẹ, tình cảm này khó mất đi.

Có tính chất tạm thời, đa dạng, phụ thuộc vào tình huống.

Ví dụ: khi ta thấy một cô gái đẹp, ban đầu ta cảm thấy thích nhưng sau một thời gian thì xúc cảm đó sẽ mất đi hoặc chuyển thành xúc cảm khác.

Thường ở trạng thái tiềm tàng.

Vd: cha mẹ yêu thương con cái nhưng không nói ra, mặc dù có lúc đánh mắng lúc con hư, nhưng đối với cha mẹ thì luôn tiềm tàng tình yêu thương dành cho con.

Thường ở trạng thái hiện thực.

Ví dụ: buồn, vui,…

Thực hiện chức năng xã hội: hình thành mối quan hệ tình cảm giữa người vời người.

Vd: như cha mẹ với con cái, anh em, bạn bè,…

Thực hiện chức năng sinh học: giúp cho con người và động vật tồn tại được.

Ví dụ: con chuột sợ con mèo, nó muốn tồn tại thì khi thấy con mèo phải bỏ chạy.

Gắn liền với phản xạ có điều kiện: có được tình cảm phải trải qua quá trình tiếp xúc, hình thành tình cảm.

Vd: Nếu một người mẹ mà không ở bên cạnh, không chăm sóc con mình thì tình cảm giữa hai mẹ con sẽ không được sâu nặng hoặc có thể không được hình thành.

Gắn liền với phản xạ không đều kiện.

Ví dụ: sinh ra thì con chuột đã có tính sợ con mèo, vì bản năng trong khi con chuột sinh ra đã như vậy.